Bộ răng sữa thực sự quan trọng, đặc biệt ý nghĩa trong suốt quá trình tồn tại của chúng. Răng sữa giúp trẻ ăn nhai, giúp trẻ nói và giao tiếp và đặc biệt là ngôn ngữ giao tiếp đặc biệt nhất – nụ cười. Sâu răng sớm ở trẻ có thể khiến các răng cửa bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đôi khi sẽ ảnh hưởng đến phát âm của trẻ, và khiến nụ cười của trẻ thật sự thiếu tự tin và dễ trở nên rụt rè trong giao tiếp.
Sâu răng sớm là sâu răng ở trẻ dưới 73 tháng tuổi, sâu răng sớm trầm trọng gặp trong hội chứng sâu răng lan nhanh hay còn gọi là hội chứng sâu răng do bú bình.
Nên bắt đầu thói quen nha khoa lành mạnh từ rất sớm vì sâu răng có thể phát triển ngay khi chiếc răng đầu tiên mọc. Dưới đây là thông tin dành cho cha mẹ và người chăm sóc trẻ về nguyên nhân sâu răng, dấu hiệu sâu răng và cách chữa ngăn ngừa sâu răng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây sâu răng sớm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sâu răng tiến triển khi trong miệng của trẻ nhiễm vi khuẩn sinh axit, vi khuẩn này có thể được truyền cho trẻ sơ sinh từ cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể truyền vi khuẩn qua nước bọt. Vi khuẩn có thể lây lan khi dùng chung thìa hoặc cốc, thử thức ăn trước khi cho trẻ ăn hoặc thói quen làm sạch ti giả trong miệng của cha mẹ/ người chăm sóc.
Sâu răng cũng tiến triển khi răng và lợi của trẻ tiếp xúc trong thời gian dài hoặc thường xuyên trong ngày với bất kỳ đồ uống hoặc thức ăn nào khác ngoài nước. Đường trong đồ uống hoặc thực phẩm bị vi khuẩn trong miệng biến đổi thành axit. Axit này sau đó sẽ hòa tan phần bên ngoài của răng, men răng mủn và dần dần tạo thành lỗ sâu.
Sâu răng sớm ở trẻ thường liên quan mật thiết đến chế độ ăn. Chúng ta vẫn thường gặp cha mẹ cho con đi ngủ với một chai sữa công thức, sữa, hoặc nước trái cây (ngay cả khi pha loãng với nước), nước ngọt (soda, pop), nước đường hoặc đồ uống có đường. Sâu răng sớm cũng thường gặp ở những trẻ thường xuyên ngậm cốc sippy hoặc bú bình với bất cứ loại đồ uống náo (ngoại trừ nước lọc) trong suốt cả ngày lẫn đêm. Chỉ nên cho trẻ uống sữa trong bữa ăn và không được cho trẻ bú/uống sữa suốt cả ngày, vào giờ ngủ trưa hoặc trước khi đi ngủ. Mắc dù việc cho con bú kéo dài và thường xuyên không phải là nguyên nhân duy nhất gây sâu răng, tuy nhiên, tất cả các bà mẹ đang cho con bú cần lưu ý và tuân thủ các khuyến nghị về vệ sinh răng miệng, sử dụng fluoride, chăm sóc răng miệng dự phòng và thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh.
Dấu hiệu Sâu răng ở Trẻ sơ sinh
Dấu hiệu đầu tiên của Sâu răng có thể xuất hiện dưới dạng các đốm trắng phấn ở phía trên, sát đường viền lợi của các răng cửa trên. Ban đầu, bạn rất khó nhìn thấy những đốm này – ngay cả đối với bác sĩ hoặc nha sĩ của trẻ – nếu không có dụng cụ vệ sinh phù hợp vì đốm trắng có thể bị che phủ bởi mảng bám- cặn thức ăn.Khi trẻ có dấu hiệu này, cần đặt lịch khám ngay để tái khoáng lại lớp men răng bị tổn thưởng do sâu răng, ngăn chặn sâu răng tiến triển xuống lớp ngà bên dưới.
Khi lớp men răng bị tổn thương, sâu răng tiến triển đến lớp ngà bên dưới. Dấu hiệu tổn thương có màu vàng hoặc nâu, không thể chải sạch bằng bàn chải. Đây là dấu hiệu cảnh báo sâu răng đang tiến triển và cần gặp nha sỹ ngay để có những biện pháp điều trị kịp thời, phục hồi lại bề mặt men và ngà đã bị tổn thương do sâu răng và ngăn chặn sâu răng tiến triển |
|
Trẻ bị sâu răng cần được thăm khám và điều trị sớm ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu sâu răng trên để ngăn chặn tình trạng sâu răng lan rộng và không để tổn thương thêm.
Cách Ngăn Ngừa Sâu Răng Ở Trẻ Sơ Sinh
Thực hiện các bước sau để ngăn ngừa sâu răng:
- Hãy chăm sóc sức khỏe răng miệng của chính bạn thật tốt ngay cả trước khi bạn sinh em bé. Điều quan trọng là bạn nên đến gặp nha sĩ để được chăm sóc răng miệng khi bạn đang mang thai.
- Cho dù bạn chọn cho con bú sữa mẹ hay bú bình, điều quan trọng là phải chăm sóc răng miệng cho trẻ.
- Sơ sinh đến 12 tháng: Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách lau nhẹ phần nướu lợi bằng khăn sạch. Khi chiếc răng sữa đầu tiên của con xuất hiện, nên sử dụng một bàn chải đánh răng mềm để làm sạch nhẹ nhàng.
- Từ 12 đến 36 tháng: Đánh răng cho trẻ 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút với bàn chải mềm và kem đánh răng có fluor với liều lượng thấp. Thời điểm tốt nhất để chải răng là sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ.
-
· Không bao giờ cho con bạn đi ngủ với bình sữa hoặc thức ăn. Điều này không chỉ khiến răng của trẻ tiếp xúc với đường mà còn có thể khiến trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng tai và nghẹt thở. - ngậm bình hoặc cốc khi đi lại vui chơi xung quan hoặc uống trong thời gian dài. Nếu con bạn muốn ngậm bình sữa hoặc cốc sippy (cốc tập uống) giữa các bữa ăn, hãy đảm bảo chỉ đổ nước lọc vào bình chứ không phải bất kỳ loại đồ uống nào khác.
- Kiểm tra lượng fluor trong nước uống hàng ngày. Hầu hết tại Việt Nam, nước sinh hoạt ( nước mày, nước giếng) thường có chứa hàm lượng fluor tự nhiện, do đó thường không có chỉ định uống hoặc sử dụng fluor đường toàn thân. Nếu nước máy của bạn không có đủ florua, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung florua. Ngoài ra, việc sử dụng fluoride tại chỗ trực tiếp dưới dạng vanish lên răng của trẻ cũng là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ răng khỏi sâu răng.
- Nếu con bạn phải ngậm bình sữa hoặc cốc sippy trong thời gian dài, hãy chỉ đổ đầy nước vào bình. Trong quá trình lái xe ô tô, chỉ cho trẻ uống nước nếu trẻ khát.
- Hạn chế số lượng thức ăn ngọt hoặc dính mà con bạn ăn như kẹo, kẹo dẻo, bánh cuộn trái cây hoặc bánh quy. Đường cũng có trong thực phẩm như bánh quy giòn và khoai tây chiên. Những thực phẩm này đặc biệt không tốt nếu con bạn ăn vặt nhiều. Chúng chỉ nên được ăn vào bữa ăn. Dạy con bạn sử dụng lưỡi của mình để làm sạch thức ăn ngay lập tức khỏi kẽ răng.
- Hoàn toàn không cho trẻ uống nước trái cây hoặc Chỉ cho trẻ uống trong bữa ăn. Không nên cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng uống nước trái cây. Nếu cho trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng uống nước trái cây, thì nên giới hạn ở mức 4 ounce tương đương khoảng 118ml mỗi ngày và nên pha loãng với nước (nửa nước, nửa nước trái cây). Đối với trẻ em từ 1 đến 6 tuổi, bất kỳ loại nước trái cây nào được phục vụ chỉ nên giới hạn từ 4 đến 6 ounce tương đương khoảng 118 -177ml mỗi ngày.
· Dạy trẻ uống bằng cốc thông thường càng sớm càng tốt, từ sau 6 tháng tuổi, có thể bắt đầu cho trẻ tập uống bằng ống hút hoặc cốc sipppy. Có thể bắt đầu cho trẻ uống bằng cốc thường khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi. Uống bằng cốc ít có khả năng khiến chất lỏng đọng lại quanh răng. Ngoài ra, trẻ sẽ không mang được cốc đi ngủ như với bình sữa hoặc cốc sippy. Nên cho con đi khám răng trước 1 tuổi. Nếu bạn lo lắng, bác sỹ có thể khám cho con bạn sớm hơn. Nha khoa Như Ngọc khuyên bạn nên cho con đi khám từ khi con có những chiếc răng dầu tiên, từ đó giúp chúng tôi phát hiện sớm các vấn đề bất thường, các dấu hiệu sớm của sâu răng, điều trị kịp thời, thực hiện các biện pháp dự phòng sâu răng như bôi vanish fluoride tại chỗ cho răng của con bạn, cũng như tư vấn cho bạn chế độ ăn và chăm sóc vệ sinh răng miệng phù hợp để giúp giữ cho con bạn một hàm răng khỏe mạnh.Bạn cần ghi nhớ
Sâu răng có thể được ngăn ngừa. Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu sâu răng nào trên răng của con bạn hoặc nếu bạn có thắc mắc về răng của con mình, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm thông tin. Nếu được chăm sóc đúng cách, con bạn có thể lớn lên với một hàm răng khỏe mạnh và một nụ cười rạng rỡ.
Bí kíp để trẻ có hàm răng khỏe mạnh
- Tất cả trẻ sơ sinh đều được đánh giá nguy cơ sức khỏe răng miệng khi thăm khám sức khỏe cho trẻ bắt đầu từ 6 tháng tuổi và bôi vanish fluoride định kỳ từ khi chiếc răng đầu tiên nhú cho đến khi trẻ 5 tuổi.
- Tất cả trẻ em nên được giới thiệu đến nha sĩ sớm nhất là 6 tháng tuổi để có những thông tin thường thức về chăm sóc nha khoa. Nếu không có nha sĩ, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn về cách duy trì sức khỏe răng miệng của con bạn và tìm một nhà nha khoa.
- Tất cả trẻ em trong những năm đầu chập chững biết đi nên được khám răng ban đầu kỹ lưỡng và chăm sóc răng miệng thường xuyên bất cứ khi nào có thể.
- Cha mẹ nên hạn chế tiếp xúc với thức ăn và đồ uống trong ngày thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ (với các lựa chọn thực phẩm lành mạnh và hạn chế nước trái cây). Thường xuyên tiếp xúc với đường trong thức ăn và đồ uống khiến trẻ dễ bị sâu răng.
- Cha mẹ nên đánh răng cho trẻ ngay khi trẻ có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên mọc (nhú).
-
Ths.Bs.Nguyễn Thùy Linh