Những điều cần lưu ý khi chỉnh nha

Những điều cần lưu ý khi chỉnh nha

Đeo mắc cài và đeo Invisalign?

Nếu bạn đang, chuẩn bị hay có ý định chỉnh nha, chắc chắn cần biết về những vấn đề này!

Nếu đang sử dụng khí cụ chỉnh nha (mắc cài, invisalign) thì bạn đã được xếp vào nhóm có nguy cơ sâu răng cao. Theo nghiên cứu của Chaussain, trên 110 đối tượng sử dụng mắc cài, có đến 49% bệnh nhân xuất hiện ít nhất 1 tổn thương sâu răng đang tiến triển3.

Sâu răng là gì? Có đáng sợ?

Sâu răng là tổn thương tổ chức cứng của răng do vi khuẩn, nó hình thành do quá trình hủy khoáng mạnh hơn quá trình tái khoáng.

Biểu hiện sâu răng giai đoạn sớm là tổn thương dạng đốm trắng (white spot lesion) trên bề mặt men trơn nhẵn. Nếu không được điều trị, từ vết trắng tiến triển làm bề mặt răng trở lên lồi lõm, trường hợp nặng có thể viêm tủy, chết tủy và các biến chứng khác. Vậy liệu hàm răng còn đẹp và khỏe khi sâu răng?

BA điều cần thực hiện khi đeo khí cụ?

  • Vệ sinh răng miệng – Quan trọng nhất
  • Ăn uống
  • Tái khám đúng hẹn

  1. Dự phòng sâu răng: Phòng hơn chữa – vấn đề quan trọng nhất cần lưu ý
  • Vệ sinh răng miệng ĐÚNG, ĐỦ, HIỆU QUẢ

Chải răng: (tham khảo Giải pháp Ngừa sâu răng khi đeo mắc cài)

Bàn chải: chuyên dùng cho BN chỉnh nha. Kem đánh răng: nồng độ Fluor ≥ 1000 ppm. Kiểu đánh răng: bass cải tiến. Hai lần một ngày, đảm bảo trên 2 phút/lần

 

Bàn chải kẽ, chỉ tơ nha khoa (Super Floss/ cuộn chỉ tơ) được dùng để làm sạch răng vùng kẽ.

 

Hãy đánh răng 2 lần một ngày và sử dụng bàn chải kẽ, chỉ tơ nha khoa như khi đói bạn cần được ăn!

 

Máy tăm nước: sử dụng áp lực nước để làm sạch và massage lợi, hiện được cho là sản phẩm có tác dụng loại thức ăn, mảng bám, giảm viêm lợi hiệu quả

  • Tự đánh giá: Một cách chủ quan, ta có thể quan sát bằng mắt thường, cảm giác để chắc chắn không còn cặn thức ăn trên răng, mắc cài. Để khách quan, kem đánh răng phát hiện mảng bám là phương tiện có thể giúp các bạn, đặc biệt các bạn nhỏ “không cãi đi đâu được” và yên tâm về kết quả vừa đạt được.

 

Ngoài ra, qua các lần tái khám bác sĩ sẽ đánh giá vệ sinh răng miệng, kiểm tra tổn thương sớm mới xuất hiện để kịp thời đưa ra phương pháp điều trị, dự phòng để giảm quá trình hủy khoáng, tránh việc tiến triển tổn thương ngày càng nặng nề như đã nói ở trên.

  • Nước súc miệng: bệnh nhân dùng khí cụ chỉnh nha (đặc biệt là mắc cài) được khuyên dùng hàng ngày với nước súc miệng có Natri Fluoride (NaF) với nồng độ 0,05%. Hiện nay, tại phòng khám Nha khoa Như Ngọc có 2 sản phẩm là HMU Fluorinze và Kin Ortho.

 

  • Varnish Fluoride dự phòng sâu răng: Đây là sản phẩm có chứa Fluor nồng độ cao (5% ~ 22600 ppm), sản phẩm được cho là cho kết quả tái khoáng tốt nhất. Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng varnish Fluor có thể làm giảm mảng bám và tổn thương dạng đốm trắng

  1. Ăn uống

Nên cắt nhỏ thức ăn

Tránh đồ giai, dẻo, dính, cứng để tránh bong, biến dạng mắc cài, dây cung. Với đồ dạng tinh bột như cơm, khoai, ngô có tính chất dính nhiều, cần để ý vệ sinh nhiều hơn.

Mỗi lần bong mắc cài, khi gắn lại bề mặt men răng cần được xoi mòn một phần, việc này khi làm nhiều lần sẽ có tác động không tốt đến răng. Vì vậy, việc tránh bong mắc cài là điều cần thiết. Bạn sẽ mất thời gian, việc di chuyển răng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

  1. Tái khám đúng hẹn

Tái khám theo hẹn thông thường khoảng 3-4 tuần với mục đích kiểm tra sự dịch chuyển răng, tình trạng vệ sinh răng miệng hay bất cứ điều gì bất thường khác (bong mắc cài, band,…). Đồng thời, đưa ra quyết định sẽ làm gì tại thời điểm đó. Do vậy, nếu tái khám sai hẹn, hiển nhiên, dịch chuyển răng sẽ chậm hơn và bạn sẽ đeo khí cụ lâu hơn, nguy cơ sâu răng kéo dài hơn, và có hàm răng đẹp…muộn hơn! Nếu mỗi lần bạn chỉ trễ hẹn 1 tuần thì một năm bạn sẽ trễ hẹn khoảng 12 tuần (tương đương 3 tháng hay ¼ năm) trong khi quá trình điều trị trung bình khoảng 2-3 năm, nhân lên bạn sẽ trễ đến cả nửa năm hay tương tự.

Hãy cùng các bác sĩ Nha khoa Như Ngọc hiểu về chăm sóc sức khỏe răng miệng để có một nụ cười quyến rũ nhé!

 

Các bài báo tham khảo:

  1. Gorton J, Featherstone JDB. In vivo inhibition of demineralization around orthodontic brackets. Am J Orthod Dentofac Orthop Off Publ Am Assoc Orthod Its Const Soc Am Board Orthod. 2003;123(1):10-14. doi:10.1067/mod.2003.47
  2. Enamel Demineralization during Fixed Orthodontic Treatment – Incidence and Correlation to Various Oral-hygiene Parameters – PubMed. Accessed February 2, 2021. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17882363/
  3. Chaussain C, Opsahl Vital S, Viallon V, et al. Interest in a new test for caries risk in adolescents undergoing orthodontic treatment. Clin Oral Investig. 2010;14(2):177-185. doi:10.1007/s00784-009-0276-2
  4. Jolkovsky DL, Lyle DM. Safety of a water flosser: a literature review. Compend Contin Educ Dent Jamesburg NJ 1995. 2015;36(2):146-149.
  5. Benson PE, Shah AA, Millett DT, Dyer F, Parkin N, Vine RS. Fluorides, orthodontics and demineralization: a systematic review. J Orthod. 2005;32(2):102-114. doi:10.1179/146531205225021033
  6. Mitchell L. Decalcification during orthodontic treatment with fixed appliances–an overview. Br J Orthod. 1992;19(3):199-205. doi:10.1179/bjo.19.3.199
  7. Santos A. Evidence-based control of plaque and gingivitis. J Clin Periodontol. 2003;30 Suppl 5:13-16. doi:10.1034/j.1600-051x.30.s5.5.x