Răng nhạy cảm sau khi trám | ||
Răng nhạy cảm sau khi trám là hiện tượng khá phổ biến và gây khó chịu cho bệnh nhân. Các biểu hiện nhạy cảm sau khi trám răng thường gặp là: 1.Nhạy cảm khi nhai cắn hoặc chạm vào răng. Bệnh nhân có cảm giác ê nhẹ khi có áp lực nhai cắn trên răng có miếng trám. Nguyên nhân có thể do miếng trám bị kênh khớp, trong trường hợp này cần chỉnh sửa lại khớp cắn. 2.Ê buốt, nhạy cảm khi ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh Nguyên nhân: -Trong quá trình làm sạch lỗ sâu sử dụng tay khoan hay dụng cụ làm sạch khiến kích thích các dây thần kinh ở tủy răng, và do vây trong một số trường hợp các dây thần kinh này vấn tiếp tục nhạy cảm với các kích thích hoặc kích thích tự nhiên thoáng qua kể cả sau khi trám răng. -Hoặc cũng có thể do cơ địa quá nhạy cảm, mô răng sinh lý chưa quen với vật liệu trám nhân tạo -Một số trường hợp là do tâm lý của bệnh nhân, vì mới trải qua quá trình làm sạch lỗ sâu bị ê buốt nhiều nên sau trám răng lo lắng, có cảm giác ê buốt Nếu do các nguyên nhân này thì cần theo dõi biểu hiện của bệnh nhân, thông thường kích thích sẽ hết sau khi trám trung bình trong vòng từ 1 tuần. Theo dõi biểu hiện của bệnh nhân trong vòng 1-2 tuần nếu vẫn không hết hoặc giảm thì xem xét bỏ mối hàn cũ ra và thay thế bằng chất hàn tạm IRM hoặc Biodentin cho đến khi răng hết triệu chứng. Ngoài ra sự kích thích khó chịu trên cũng có thể là do: a.Do kĩ thuật trám răng của nha sĩ -Không làm sạch hết tổ chức sâu trước khi đặt vật liệu trám răng khiến sâu răng vẫn tiếp tục tiến triển bên dưới chất trám khiến bệnh nhân có biểu hiện nhạy cảm hoặc đau sau khi trám. Xử trí: chụp phim kiểm tra và tháo bỏ mối trám cũ rồi làm sạch lại lỗ sâu và đánh giá lại tổn thương để quyết định hướng xử trí tiếp theo -Miếng trám thực hiện không đúng kĩ thuật: + Khi trám răng bằng vật liệu là composite, ê buốt nhạy cảm sau khi trám có thể do nha sĩ không tuân thủ đúng kĩ thuật trám răng ví dụ như kĩ thuật etching để xử lý bề mặt không đúng kĩ thuật khiến xoi mòn mô răng quá mức, rửa không hết acid hay kĩ thuật bonding, kĩ thuật đặt chất trám hay chiếu đèn không đúng kĩ thuật khiến cho mối hàn không kín khít khiến bệnh nhân có biểu hiện nhạy cảm kéo dài tự nhiên hoặc khi có kích thích nóng lạnh hay khi ăn nhai. +Hoặc khi trám bằng vật liệu là GIC kĩ thuật nhồi chưa tốt làm để lại một khoảng giữa mô răng và vật liệu trám hoặc bọng khí giữa các lớp chất trám cũng có thể khiến bệnh nhân nhạy cảm sau trám. Xử trí: cần tháo bỏ mối hàn cũ và hàn lại theo đúng quy trình kĩ thuật. – Lỗ sâu sát tủy nhưng không chụp tủy trước khi đặt các vật liệu trám khác lên khiến tủy răng bị kích thích. Xử trí đối với lỗ sâu sát tủy cần chụp tủy trước khi đặt các vật liệu trám lên và theo dõi biểu hiện của tủy răng. b.Do vật liệu trám răng: -Sử dụng vật liệu là amalgam, bản thân vật liệu là hợp kim nên có khả năng dẫn truyền nhiệt gây kích thích tủy răng gây ra trạng thái ê buốt sau khi trám đặc biệt khi ăn các đồ ăn nóng lạnh. Xử trí: chụp tủy trước khi sử dụng vật liệu là amalgam. -Sử dụng vật liệu là GIC: thành phần dung dịch trộn của GIC bản chất có tính acid nhẹ nên cũng có thể gây phản ứng kích thích ê buốt nhẹ sau khi trám răng. Thông thường thì sự kích thích sẽ tự hết và không kéo dài quá 1 tuần.
Một số lời khuyên giúp giảm tình trạng nhạy cảm sau khi trám trên
Trong trường hợp sau khi trám răng bệnh nhân có biểu hiện kích thích kéo dài hoặc có cơn đau tự nhiên thì cần quay lại nha sĩ kiểm tra lại ngay vì đó có thể là những triệu chứng của viêm tủy và cần phải điều trị tủy. |