KHUYẾN CÁO CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ EM | ||
Chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho trẻ em nhỏ là một trong những nền tảngcần được xây dựng dựa trên nha khoa dự phòng và chăm sóc răng miễn để trẻ có cơ hội có hàm răng khoẻ mạnh suốt đời. Do vậy cần phải có các khuyến nghị cho các chiến lược dự phòng, đánh giá rủi ro sức khoẻ răng miệng, hướng dẫn phòng ngừa vàđiều trị bởi các bác sỹ răng hàm mặt và các cán bộ y tế có liên quan. Sâu răng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, thường tỷ lệ mắc bệnh hơn 40{b4f0efd8c881c60736075880b613e269d75c3de1c8821cc3b60020402478951b}.Sâu răng ở răng sữa có thểảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, gây ra sựđau đớnđáng kể và sự nhiễm trùng có khả năng đe doạ cuộc sống và làm giảm toàn thể chất lượng cuộc sống. Do cách xa sự chăm sóc y tế chuyên sâu nên dườngnhư việc chăm sóc răng miệng cơ bản không được thực hiện, do vậy cần phải giúp cho các bậc phụ huỳnh nhận thức được nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan đến sâu răng sớm ở trẻ em để có các quyết định phù hợp kịp thời liên quan đến thời điểm và hiệu quả can thiệp. Sâu răng là một bệnh nhiễm trùng mạn tính thường gặp do vi khuẩn đặc thù bám dính trên răng, chủ yếu là Mutans streptococci (MS) sẽ chuyển hoá đường để sinh ra acid và theo thời gian sẽ gây huỷ khoáng cấu trúc răng. Vi khuẩn MS nóichung được coi là nhóm chính trong cộng đồng vi khuẩn chịu trách nhiệm khởi phát sâu răng. Sự xâm nhập vi khuẩn MS ở trẻ nhỏ xảy ra từ thời điểm trẻ sinh ra. Sự xâm nhập có ý nghĩa xảy ra sau khi răng mọc vì sẽ cung cấp bề mặt cho sự bám dính của vi khuẩn. Các bề mặt khác cũng là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Ví dụ như ở các nếp lưỡi cũng là nơi cư trú cho vi khuẩn MS ở trẻ nhỏ trước khi mọc răng. Vi khuẩn MS có thể lan truyền dọc từ mẹ sang con. Lượng nước bọt chứa MS ở mẹ càng cao thì càng có nguy cơ vi khuẩn trú ngụ ở các bé. Cùng với lượng nước bọt chứa MS thì sự vệ sinh răng miệng của mẹ, các bệnh nha chu, tần suất ăn vặt và tình trạng kinh tế xã hội cũng liên quan đến sự xuất hiện của vi khuẩn trong miệng các bé. Việc các anh chị em cùng tuổi, sống cùng nhà sử dụng chung các dụng cụ, đồ dùng cũng có thể gây ra sự lan truyền vi khuẩn ngang.. Sâu răng là một bệnh nhìn chung có thể phòng tránh được. Đánh giá nguy cơ ban đầu cho phép xác định các nhóm cha mẹ- trẻ có nguy cơ ECC (sâu răng sớm ở trẻ em) và sẽ được nhận lợi ích từ sự can thiệp phòng ngừa sớm. Mục tiêu cuối cùng của đánh giá ban đầu là cung cấp kịp thời thông tin giáo dục tớingười dân có nguy cơ cao bị sâu răng tiến triển để có thể loại bỏ các điều trị phức tạp sau này. Hướng dẫn phòng ngừa Đánh giá nguy cơ sâu răng ở trẻ em cho phép các tổ chức triển khai các chiến lược dự phòng thích hợp ngay từ bộ răng sữa bắt đầu mọc.Mặc dù các đánh giá về nguy cơ sâu răng được thiết kế và thực thi một cách sáng suốt nhất nhưng vẫn có thể không xác định được tất cả các trẻ có nguy cơ ECC đang tiến triển. Trong những trường hợp này, người mẹ có thể không phải là nguồn lây vi khuẩn đến hệ sinh vật trong miệng của trẻ mà các chế độ ăn uống có hàm lượng đường cao hoặc không kiểm soát được các yếu tố khác kết hợp có thể khiến trẻ có nguy cơ sâu răng tiến triển. Do đó, việc sàng lọc trẻ và bố mẹ trẻ có nguy cơ sâu răng cao kết hợp với việc tư vấn sức khỏe răng miệng không phải là sự thay thế cho việc chăm sóc nha khoa tại nhà.Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ tại nhà là một phương pháp lý tưởng cho sức khỏe răng miệng cho trẻ em. Việc đưa giáo dục liên quan đến bản chất của nhiễm trùng và sự lây truyền của vi khuẩn gây ra ECC cũng như các biện pháp đánh giá nguy cơ sức khỏe răng miệng, hướng dẫn dự phòng, can thiệp sớm vào chương trình y học, điều dưỡng và các chương trình liên quan đến sức khỏe đã cho thấy hiệu quả trong việc gia tăng chăm sóc răng miệng tại nhà. Các nghiên cứu gần đây đã lưu ý rằng một phần lớn các bác sĩ nhi khoa và nha sĩ nói chung là không tư vấn cho bệnh nhân đến gặp nha sĩ lúc bé được 1 tuổi, độ tuổi đánh dấu cho nhu cầu cần tăng cường giáo dục chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ. Các khuyến nghị Khuyến nghị về sức khỏe răng miệng cho các bậc phụ huynh Giáo dục sức khỏe răng miệng: Tất cả các chuyên gia chăm sóc sức khỏe ban đầu chăm sóc cho các bậc phụ huynh và các bé nên được cung cấp các thông tin về nguyên nhân và cách phòng tránh ECC. Giáo dục cho phụ huynh cần tránh các hành vi lây nhiễm nước bọt của nhau (ví dụ như chia sẻ thìa và các đồ dùng khác, dùng chung chén hay làm sạch núm vú giả hoặc đồ chơi của trẻ bằng miệng của họ) có thể giúp ngăn chặn sự xâm nhiễm vi khuẩn MS ở trẻ. Kiểm tra răng miệng tổng thể: trong thời gian mang thai các bà mẹ cần được thăm khám răng định kỳ. Chăm sóc sức khỏe răng miệng chuyên sâu: chăm sóc nha khoa chuyên sâu thường xuyên cho phụ huynh có thể giúp tối ưu hóa sức khỏe răng miệng. Loại bỏ sâu răng đang hoạt động và phục hồi lại lên trên các mô răng còn sót lại ở các bậc cha mẹ để ngăn chặn các hồ chứa vi khuẩn MS và giảm thiểu việc lây truyền MS từ cha mẹ sang con, do đó có thể giảm nguy cơ phát triển ECC ở trẻ nhỏ. Vệ sinh răng miệng: Đánh răng với kem đánh răng có fluoride và dùng chỉ tơ nha khoa rất quan trọng để giúp đánh bật thức ăn và giảm mức độ mảng bám Chế độ ăn: Giáo dục cho phụ huynh về chế độ ăn uống,các thức ăn và đồ uống dễ gây sâu răng, về vai trò của tần suất ăn các đồ ăn này và quá trình hủy và tái khoáng hóa. Fluoride: Sử dụng kem đánh răng có fluoride và súc miệng bằng dung dịch không chứa cồn chứa 0,05{b4f0efd8c881c60736075880b613e269d75c3de1c8821cc3b60020402478951b} natri fluoride 1 lần một ngày hoặc 0,02{b4f0efd8c881c60736075880b613e269d75c3de1c8821cc3b60020402478951b}natri fluoride 2 lần 1 ngày đã được đề xuất để giúp giảm lượng mảng bám và thúc đẩy sự tái khoáng hóa. Nhai kẹo cao su: bằng chứng cho thấy việc nhai keo cao su xylitol (ít nhất 2-3 lần một ngày ở các bà mẹ) có một tác động đáng kể đến sự lây truyền vi khuẩn MS từ mẹ sang con và làm giảm tỉ lệ sâu răng. Khuyến cáo về sức khỏe răng miệng ở trẻ nhỏ Đánh giá nguy cơ sức khỏe răng miệng: Mỗi trẻ nhỏ nên được các nhà chăm sóc sức khỏe ban đầu hay các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có trình độ chuyên nghiệp đánh giá nguy cơ sức khỏe răng miệng ngay từ khi 6 tháng tuổi. Đánh giá ban đầu nên đánh giá nguy cơ phát triển các bệnh về mô cứng và mô mềm trong miệng của bố mẹ trẻ bao gồm đánh giá nguy cơ sâu răng, đồng thời giáo dục về sức khỏe răng miệng cho trẻ nhỏ và tối ưu hóa sự tiếp xúc với fluoride. Chăm sóc răng miệng tại nhà: Cha mẹ nên thiết lập chăm sóc răng miệng tại nhà cho trẻ ở độ tuổi 12 tháng tuổi. Buổi gặp ban đầu nên khai thác hết tiền sử bệnh toàn thân, tiền sử nha khoa của trẻ và các bố mẹ, thăm khám răng miệng kĩ lưỡng, minh họa cách chải răng phù hợp với từng lứa tuổi và điều trị hoặc phòng bệnh bằng vecni fluoride nếu được chỉ định. Ngoài ra, đánh giá nguy cơ sâu răng đang tiến triển và xác định một kế hoạch điều trị dự phòng, xác định khoảng thời gian cho kì đánh giá lại nên được thực hiện. Các trẻ có thể được giới thiệu đến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu cần thiết phải can thiệp sâu về chuyên môn. Cung cấp các hướng dẫn phòng ngừa để phòng ngừa các bệnh liên quan đến sự phát triển răng miệng, tình trạng sử dụng fluor, các thói quen xấu, mọc răng, phòng ngừa chấn thương, hướng dẫn vệ sinh răng miệng và các ảnh hưởng của chế độ ăn uống lên bộ răng cũng là những thành phần quan trọng trong buổi hẹn đầu tiên. Mọc răng: mọc răng có thể dẫn đến sự khó chịu liên tục tại chỗ ở vùng răng sữa đang mọc và có thể gây nên hiện tượng tiết nước bọt quá mức, tuy nhiên, biểu hiện ở nhiều trẻ không rõ ràng. Điều trị các triệu chứng này bao gồm thuốc giảm đau đường uống, vệ sinh răng miệng. Việc sử dụng thuốc tê tại chỗ như các loại gel giúp làm giảm cảm giác khó chịu không được khuyến khích do độc tính tiềm ẩn của các sản phẩm này với trẻ nhỏ. Hiện tượng sốt kèm theo có thể không do mọc răng, khi có sốt kèm theo nên khám chuyên khoa nhi để kiểm tra có các viêm nhiễm khác kèm theo hay không. Vệ sinh răng miệng: các biện pháp vệ sinh răng miệng cần được thực hiện ngay từ thời điểm chiếc răng sữa đầu tiên mọc. Phụ huynh nên đánh răng cho bé 2 lần một ngày bằng cách sử dụng các bàn chải lông mềm và với kích cỡ phù hợp với độ tuổi và hàm lượng fluor thích hợp (xem bên dưới trong phần fluor) Chế độ ăn uống: Sữa mẹ có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển tâm lý, xã hội cho trẻ, đảm bảo kinh tế và môi trường thuận lợi đồng thời giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh cấp và mạn tính. Sữa mẹ là sữa duy nhất vượt trội trong việc cung cấp dinh dưỡng tốt nhất có thể cho trẻ sơ sinh và không có nguy cơ gây bệnh sâu răng.Bú bình với các loại sữa khác ngoài sữa mẹ, hoặc ban đêm với nước trái cây, tiêu thụ thường xuyên đồ ăn và thức uống chứa đường (ví dụ nước trái cây, sữa và nước soda) làm tăng nguy cơ sâu răng.Học viện nhi khoa Mỹ đã khuyến cáo rằng trẻ em từ 1 đến 6 tuổi không nên tiêu thụ quá 120 đến 180ml nước ép trái cây mỗi ngày, uống tập trung vào bữa ăn chính hoặc bữa ăn phụ. Bú bình với các thức uống có đường kéo dài, đặc biệt buổi tối hoặc thói quen ngậm cơm là một trong những thói quen có nguy cơ sâu răng cao và đáng báo động hiện nay. Fluoride: Sử dụng fluor một cách hợp lý là điều quan trọng với tất cả trẻ nhỏ mới mọc răng và trẻ lớn hơn. Việc chỉ định sử dụng fluor dựa trên nhu cầu riêng của mỗi bệnh nhân. Việc sử dụng fluor để ngăn ngừa và kiểm soát sâu răng đúng theo khuyến cao đã được chứng minh là vừa an toàn vừa hiệu quả.Việc lạm dụng sử dụng fluor có thể gây ra tình trạng nhiễm độc fluor.Kem đánh răng chứa hàm lượng fluor phù hợp nên được sử dụng 2 lần mỗi ngày. Lựa chọn kem chải răng phù hợp với từng lứa tuổi và theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Verni fluor nên được khuyến cáo cho trẻ có nguy cơ sâu răng. Cần chú ý đến việc bổ sung fluor ở các vùng địa lý có hàm lượng fluor trong nước thấp (dưới 0,6ppm) sau khi đánh giá tất cả các nguồn cung cấp fluor khác. Trước khi chỉ định viên fluor cũng như các dạng chế phẩm khác có fluor theo đường uống, cần phải đánh giá cẩn thận lượng fluor mà trẻ đã được cung cấp từ các nguồn khác. Nhiễm fluor có liên quan đến lượng fluor tích lũy trong quá trình phát triển lớp men. Dự phòng chấn thương răng và cùng hàm mặt:Các bác sĩ nên tư vấn về vấn đề dự phòng chấn thương răng và vùng đầu mặt cho trẻ em có nguy cơ. Các thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển sọ mặt: Các thói quen không có lợi (ví dụ như mút ngón tay hoặc núm vú giả, nghiến răng và đẩy lưỡi bất thường) có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bộ răng, xương ổ răng và hệ thống sọ-mặt. Vì vậy cần thiết phải thảo luận về sự cần thiết cho bú sớm và sự cần thiết phải cai sữa hay từ bỏ thói quen trước khi hiện tượng sai khớp cắn xảy ra. Các khuyến cáo thêm Chuyên gia chăm sóc sức khỏe và tất cả các bên liên quan khác đến sức khỏe răng miệng của trẻ em nên hỗ trợ việc chăm sóc răng miệng tại nhà cho tất cả các trẻ ở độ tuổi 12 tháng tuổi. Các nhà lập pháp, hoạch định chính sách và các đơn vị chi trả cần được cung cấp các thông tin về tầm quan trọng của can thiệp sớm để ngăn chặn sâu răng sớm ở trẻ em. |