KHUYẾN CÁO CHĂM SÓC SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG CHO BÀ MẸ MANG THAI

KHUYẾN CÁO CHĂM SÓC SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG CHO BÀ MẸ MANG THAI
Phụ nữ đang mang thai có nên đi khám răng miệng định kỳ

Tất cả các bà mẹ mang thai cần được thăm khám vàchăm sóc sức khỏe răng miệng một cách chuyên nghiệp trong 3 thángthời kỳ đầu của thai kỳ. Sau khi xem xét kỹ lưỡng tiền sử các bệnh lý khác, các chuyên gia nha khoa nên đánh giá toàn diện tiền sử nha khoa, chế độ ăn uống, khám lâm sàng và đánh giá nguy cơ sâu răng. Khi khai bệnh sử cần chú ý kỹ tiền sử nha khoa, điều kiện chăm sóc răng miệng, triệu chứng lâm sàng răng miệng hiện có, dấu hiện ốm nghén, việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng tại nhà,sự cần thiết chụp XQ hay không, sử dụng thuốc lá. Cần khai thác kỹ các thông tin về việc sử dụng đồ ăn chứa tinh bột, đặc biệt là chế độ ăn vặt và đồ uống/thực phẩm có tính axit, nước uống có ga. Khi thăm khám lâm sàng, cần nên chú ý đặc biệt đến tình trạng sức khỏe của mô nha chu. Đánh giá nguy cơ sâu răng và kết hợp với các triệu chứng lâm sàng hiện có sẽ giúp các nha sĩ lập ra một kế hoạch dự phòng cho cá nhân.

Có nên chụp XQ cho các bà mẹ mang thai?

Việc chụp XQ cho các bà mẹ mang thai cần hết sức cẩn trọng mặc dù nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi không nhiều như nhiều tài liệu đã công bố. Chỉ nên chụp khi cần thiết và Xq là cần thiết để đảm bảo cho việc điều trị. Trong trường hợp cần chụp thì cần phải đảm bảo các yếu tố an toàn về phóng xạ. Tất cả các thủ tục chụp XQ phải được tiến hành phù hợp với thông lệ an toàn bức xạ, tối ưu hóa các kỹ thuật chụp XQ, bảo vệ các khu vực tuyến giáp và vùng chậu bằng cách mặc các áo chì, sử dụng hệ thống chụp XQ nhanh nhất phù hợp với yêu cầu…

Nếu điều trị nha khoa bị hoãn lại cho đến sau khi sinh đẻ, đánh giá X quang cũng nên được hoãn lại.

Những vấn đề cần tư vấn cho bà mẹ đang mang thai

Tư vấn cho tất cả các bệnh nhân mang thai cần phải ghi nhớ:

  1. Các bệnh lý răng miệng đặc biệt bệnh nha chu có liên quan đến tỷ lệ sinh non và tiền sản giật. Nhiều tài liệu chứng minh có mối liên quan chặt chẽ giữa bệnh nha chu và tỷ lệ sinh non và tiền sản giật.
  2. Ngoài hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng, cần hướng dẫn súc miệng với các loại nước súc miệng không cồn có tính chất dự phòng sâu răng và viêm lợi, và/hoặc dùng kẹo cao su xylitol để giảm khả năng nhiễm mutans streptococci (MS) sau sinh.
  3. Cần tư vấn chế độ ăn uống hợp lý, tránh tiếp xúc thường xuyên với thực phẩm và đồ uống có thể gây sâu răng, dinh dưỡng tổng thể.
  4. Hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe răng miệng sớm cho trẻ sơ sinh, vai trò của chăm sóc sức khoẻ răng miệng tại nhà.
  5. Hướng dẫn sớm cho các bà mẹ các biện pháp phòng tránh chấn thương, các loại thức uống có hại, thuốc lá và các chất lạm dụng, chất trám bít hố rãnh, tác hại của các răng khôn.
  6. Khi mang thai, sức khoẻ răng miệng có thể có một số thay đổi như: khô miệng, thay đổi hệ vi sinh trong miệng…
  7. Khuyến cáo điều trị cho cá nhân cần dựa trên các tình huống lâm sàng cụ thể của từng bệnh nhân.

Các dịch vụ phòng ngừa phải được ưu tiên cao cho các bà mẹ mang thai. Tốt nhất là khám dự phòng răng miệng nên được thực hiện trong ba tháng đầu và một lần nữa trong ba tháng thứ ba của thai kỳnếu chăm sóc răng miệng tại nhà không đầy đủ, hoặc tình trạng nha chu đòi hỏi phải có các chăm sóc chuyên nghiệp. Việc giới thiệu đến một bác sỹ nha khoa nên được xem xét nếu bệnh nha chu có tiến triển.Việc sử dụng viên uống fluor hoặc các sản phẩm khác chứa fluor cần phải hết sức thận trọng và có chỉ định sau khi đã có các tổng kết về việc sử dụng fluor.

Các bà mẹ mang thai hay nôn hoặc trào ngược dạ dày thực quản có thể dùng một cốc nước hòa tan một thìa natri bicarbonate để trung hoà acid, tránh đánh răng trong khoảng 1 giờ sau khi nôn để giảm thiểu xói mòn răng do tiếp xúc với axit trong dạ dày. Cần hướng dẫn các bà mẹ cách sử dụng đường và nguy cơ của các thuốc kháng acid.Trường hợp có hiện tượng mòn răng, có thể sử dụng liệu pháp fluor tại chỗ để giảm thiểu sự mất mô cứng và kiểm soát nhạy cảm ngà. Dung dịch súc miệng natri fluor và verni fluor hoặc gel fluor có thể được sử dụng. Nước súc miệng nên lựa chọn các loại nước súc miệng không chứa cồn.

Để làm giảm khô miệng có thểtăng uống nước hoặc nhai kẹo cao su có chứa xilytol để tăng tiết nước bọt.

Các biện pháp dự phòng có thể thực hiện ở ba tháng đầu tiên. Điều trị phục hồi và các can thiệp khác có thể chủ động vào ba tháng thứ hai. Đối với bệnh nhân mang thaiđang bị đau hoặc nhiễm trùng, việc điều trị răng miệng không nên trì hoãn cho đến sau khi sinh nở. Khi lựa chọnphương phápđiều trị cógây tê tại chỗ, nhiễm trùng, đau sau phẫu thuật, hoặc dùng thuốc an thần, các nha sĩ phải đánh giá được những lợi ích của việc điều trị nha khoa so với các nguy cơ mà bệnh nhân mang thai và thai nhi có thể mắc phải. Thầy thuốc nên chọn các loại thuốc an toàn nhất, giới hạn thời gian của phác đồ thuốc, và giảm thiểu liều lượng. Các nha sĩ nên tránh sử dụng aspirin, thuốc có chứa aspirin, erythromycin estolate, và tetracycline ở bệnh nhân mang thai.Thuốc chống viêm không steroid thường không được khuyến khích trong khi mang thai; nếu cần thiết, nên tránh trong ba tháng đầu tiên và thứ ba, nếu dùngnên chỉ giới hạn trong 48-72 giờ.

Bệnh nhân có chỉ định nha khoa phục hồi, cần được tư vấn về nguy cơ, lợi ích và các lựa chọn thay thế việc trám răng bằng Amalgam.Các nha sĩ nên sử dụng đam cao su và hút tốc độ cao khi loại bỏ các miếng trám Amalgam để bệnh nhân không bị hít phải.

Cần có ý kiến của các chuyên gia trước sinh trước khi sử dụng nitrous oxide / oxy giảm đau hoặc lo lắng trong khi mang thai. Việc sử dụng liệu pháp này chỉ sử dụng trong trường hợp gây tê bôi và gây tê tại chỗ là không đủ.Cần đề phòng và xử lý các tình trạng thiếu oxy, hạ huyết áp, hoặc suy hô hấp có thể xảy ra.

Đối với các bà mẹ mang thai ở tuổi chưa trưởng thành, khi điều trị đòi hỏi phải có sự đồng ý của cha mẹ, các nha sĩ nên khuyến khích các bà mẹ này thông báo cho cha mẹ, từ đócó sự đồng thuận thích hợp cho việc điều trị nha khoa.