KHUYẾN CÁO CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO BÀ MẸ THỜI KỲ CHU SINH | ||
Giáo dục sức khoẻ răng miệng: giai đoạn chu sinh là thời điểm thuận lợi để giáo dục chăm sóc sức khoẻ răng miệng và thực hiện các điều trị cần thiết cho những bà mẹ mang thai. Đây là thời điểm về mặt tâm lý có nhiều điểm thuận lợi để tư vấn cho bà mẹ cách chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho bản thân và cho đứa bé trong tương lai. Việc tư vấn và chăm sóc cho bà mẹ cũng như trẻ ngay từ thời điểm mẹ đang mang thai là điều hết sức cần thiết và là trách nhiệm không chỉ của bác sỹ răng hàm mặt mà còn là của điều dưỡng nha khoa và các chuyên ngành khác. Vệ sinh răng miệng: đánh răng với kem đánh răng có fluor và chỉ tơ ở những bà mẹ là quan trọngđể giúp loại bỏ mảng bám vi khuẩn. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh có bằng chứng có mốiliên quan giữa bệnh nha chu và tình trạng sinh non, trẻ thiếu cân và tiền sản giật. Tỷ lệ sinh non cao hơn ở các bà mẹ có bệnh lý nha chu. Bà mẹ bị bệnh viêm quanh răng sẽ có nồng độ prostaglandin cao trong dịch lợi và máu. Việc tăng nồng độ prostaglandin trong máu có thểliên quan với việc co thắt tử cung và gây sinh non. Do vậy việc chăm sóc răng miệng một cách toàn diện trước khi mang thai là điều cần thiết. Khi mang thai các mẹ có thể có dấu hiệu buồn nôn và nôn, do vậy ngại chải răng, và điều này có thể dẫn đến kết quả là tăng tỷ lệ sâu răng. Ngoài ra việc nôn thường xuyên cũng có thể làm hiện tượng mòn răng hoá học trầm trọng hơn, do vậy sử dụng kem đánh răng có fluor, kẹo cao su có chứa xilitol, sức miệng bằng các loại nước súc miệng có chứa fluor và không chứa cồn có thể giảm tối thiểu sâu răng và hạn chế hiện tượng mòn răng hoá học.Súc miệng với dung dịch natri bicarbonate có thể được khuyến cáo đối với các bà mẹ thường bị nôn. Chế độ ăn uống: Một khẩu phần ăn tốt cho sức khỏe là cần thiết để cung cấp lượng dinh dưỡng thích hợp cho mẹ và thai nhi. Nên tránh các loại thức ăn có nguy cơ sâu răng cao như các loại bánh, kẹo gây dính răng, các loại nước uống có ga (tham khảo bài sâu răng)… nên tránh để giảm nguy cơ gây sâu răng. Fluor: Việc sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có fluor không chứa cồn, trong đó loại chứa 0,05{b4f0efd8c881c60736075880b613e269d75c3de1c8821cc3b60020402478951b} fluor thì sẽ súc miệng ngày 1 lần và loại có chứa 0,02{b4f0efd8c881c60736075880b613e269d75c3de1c8821cc3b60020402478951b} fluor thì súc 2 lần một ngày được khuyến cáo để giúp giảm mảng bám và tăng cường tái khoáng hóa men răng. Chăm sóc sức khỏe răng miệng chuyên sâu: chăm sóc sức khỏe răng miệng chuyên sâu thường xuyên cho bà mẹ có thể tối ưu hóa sức khỏe răng miệng. Mỗi một phụ nữ có thai nên có một hồ sơ khámrăng miệng, được tư vấn vệ sinh răng miệng thích hợp, và được tiếp cận để phòng ngừa và thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng. Đã có chứng minh rằng lượng vi khuẩn MS (Mutans Streptococci) trong nước bọt mẹ có liên quan đáng kể đến lượng MS xâm nhập trong mảng bám cũng như mức độ sâu răng của những đứa trẻ của họ. Loại bỏ tổ chức sâu răng đang tiến triển và phục hồi lại tổ chức răng còn lại là quan trọng nhằm ngăn chặn những ổ chứa vi khuẩnMutans Streptococci và tối thiểu khả năng lây lan MS cho đứa bé, do đó giảm hình thành sâu răng sớm ở trẻ nhỏ. Thời điểm an toàn nhất để thực hiện điều trị trong thời kỳ mang thai là ở giai đoạn 2, hay tức là từ tuần 14 đến tuần thứ 20. Nguy cơ sẩy thai thấp ở giai đoạn 2 so với giai đoạn đầu – 3 tháng đầu và các cơ quan đã phát triển hoàn thiện. Mặc dù 3 tháng giữa thường là đảm bảo tối ưu, nhưng việc điều trị răng có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ nếu cần thiết. Việc điều trị, chăm sóc răng miệng cơ bản là cần thiết tuy nhiên cũng không nên lạm dụng ở giai đoạn này.Thuốc kháng sinh và giảm đau cần phải được lựa chọn những loại có chỉ định cho bà mẹ và trẻ. Những tình trạng khẩn cấp như đau và sưng, nên được điều trị sớm nhất có thể. Chậm trễ trong việc điều trị có thể dẫn đến nguy cơ đáng kể trực tiếp đối với người mẹ và gián tiếp cho thai nhi. Hậu quả của việc không điều trị các nhiễm trùng đang hoạt động trong thời kỳ mang thai tăng những nguy cơ có thể xảy ra mà phải sử dụng hầu hết các dịch vụ điều trị nha khoa. Khi điều trị bệnh nhân ở 3 tháng cuối, cần chú ý đến tư thế của bệnh nhân, cần tạo được sự thoải mái cho các bà mẹ. Ngoài ra, một số điều trị có thể trì hoãn thì tốt nhất là phải trì hoãn sau khi sinh em bé. Ngăn chặn sự lây nhiễm: Giảm thiểu những ổ chứa vi khuẩn MS, tránh hay cản trở lây truyền MS, và những biện pháp phòng tránh cho trẻ có thể giúp cản trở quá trình xâm nhập của MS. Những ổ chứa MS ở người mẹcó thể bị ức chế bằng việc tư vấn chế độ ăn, giảm tần xuất sử dụng carbohydrate đơn, sử dụng chlorhexidine và/ hoặc fluor tại chỗ, loại bỏ và phục hồi lỗ sâu răng đang tiến triển, và nhai kẹo cao su có chứa xylitol.Bằng chứng cho thấy việc sử dụng kẹo cao su xylitol (ít nhất 2-3 lần mỗi ngày ở người mẹ) có tác động đáng kể lên sự lây nhiễm MS và giảm tỷ lệ sâu răng ở trẻ em.Tuy nhiên cần chú ý, các bà mẹ có rối loạn chức năng khớp thái dương hàm thì việc nhai kẹo nhiều có thể làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh. Phòng tránh hay ngăn cản lây nhiễm MS có thể được thực hiện bằng việc giáo dục bà mẹ hay người chăm sóc về những thói quen liên quan trực tiếp đến nước bọt của trẻ (Ví dụ như không dùng chung dụng cụ hay cốc nước, làm sạch núm vú bằng miệng, nhai mớm cho trẻ…).Những nỗ lực phòng tránh thường nên bao gồm cả đánh răng, sử dụng fluor hợp lý và giới hạn tần suất sử dụng carbohydrate. |