DỊ CẢM SAU PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN

I. DỊ CẢM SAU PHẪU THUẬT LÀ GÌ?

 Dị cảm sau nhổ răng khôn là một tình trạng bất thường về cảm giác cục bộ xảy ra khi có tổn thương ở một trong các dây thần kinh sau một số thủ thuật nha khoa. Tê bì sau nhổ răng khôn theo thống kê chỉ xảy ra ở khoảng 0-28% đối với tổn thương thần kinh lưỡi và 0.4-8.4% đối với tổn thương thần kinh huyệt ổ răng trước trên tổng số các trường hợp phẫu thuật nhổ răng [1]. Thông thường nếu bệnh nhân có dị cảm, dị cảm sẽ xuất hiện ngay sau phẫu thuật, chỉ một vài ca có tình trạng dị cảm xuất phát lâu sau phẫu thuật.

Thay đổi cảm giác của bệnh nhân có thể chia ra thành 2 dạng:

(+) Rối loạn cảm giác được mô tả là tê, cảm giác sưng, căng, kéo, đôi khi như ngứa ran, cảm giác như bị kim châm hoặc cảm giác như điện. Sự thay đổi cảm giác hiếm khi được mô tả là đau hoặc cảm giác nóng rát mà trong một số trường hợp có thể được coi là đau thần kinh.

(-)  Mất cảm giác có liên quan đến tình trạng khuyết tật chức năng như chảy nước dãi môi, cắn môi và khó nói, biểu hiện là mất vị giác, cắn lưỡi, khó nói và khó kiểm soát thức ăn khi ăn.

 

II. PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRÁNH

 Những nguyên nhân tổn thương dây thần kinh thường do đánh giá thiếu sự cẩn trọng hoặc nha sĩ thiếu kinh nghiệm. Chính vì thế, khi nhổ răng khôn, nhất trong trường hợp cần phẫu thuật răng ngầm, chụp phim CTCB là cần thiết để giúp cho chúng ta có đánh giá chính xác hơn là phim panorama thông thường [2](Kim, 2021 #219).

III. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

 Đối với bệnh nhân có dị cảm sau nhổ răng, phương pháp điều trị chủ yếu là giải thích cho bệnh nhân. Vào năm 2013, Smith đã trình bày một nghiên cứu lâm sàng trên 1000 bệnh nhân, loại bỏ 1589 răng khôn, 39 bệnh nhân (3,9%) cho biết có rối loạn cảm giác thần kinh. Hầu hết bệnh nhân có khả năng hồi phục sau 6 tháng đầu, chỉ bảy bệnh nhân (0,7%) bị mất cảm giác vĩnh viễn.

Những phương pháp hỗ trợ có thể giúp cho bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Bao gồm:

  • Laser
  • Châm cứu
  • Tăng cường bổ sung vitamin B tổng hợp

Tài liệu tham khảo:

  1. Bataineh, A.B., Sensory nerve impairment following mandibular third molar surgery. J Oral Maxillofac Surg, 2001. 59(9): p. 1012-7; discussion 1017.
  2. Tolstunov, L. and M.A. Pogrel, Delayed paresthesia of inferior alveolar nerve after extraction of mandibular third molar: case report and possible etiology. J Oral Maxillofac Surg, 2009. 67(8): p. 1764-6.
  3. Fernandes-Neto, J.A., et al., Laser therapy as treatment for oral paresthesia arising from mandibular third molar extraction. J Clin Exp Dent, 2020. 12(6): p. e603-e606.

Ths. Bs Phùng Thị Thu Hằng