TỤT LỢI

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều đã từng nghe thấy cụm từ” tụt lợi “ hay co lợi, đây là một trong những tình trạng khá hay gặp đối với nhiều người. Nguyên nhân gây ra tụt lợi là gì ? Điều trị và phòng bệnh ra sao bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho các bạn để hiểu hơn về tình trạng này:

Các nguyên nhân gây ra tụt lợi bao gồm :

  • Bệnh lý quanh răng.
  • Chải răng sai cách
  • Nghiến răng
  • Quá trình lão hoá
  • Chấn thương
  • Hút thuốc lá
  • Bệnh quanh răng.

Bệnh quanh răng là nhiễm trùng ở lợi và các cấu trúc quanh nó, nguyên nhân là từ mảng bám vi khuẩn.

Các nguyên nhân gây ra bệnh quanh răng

  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Răng chen chúc
  • Mối hàn răng bị hỏng hoặc bị lỗi
  • Cầu răng hoặc răng giả tháo lắp không khít
  • Yếu tố di truyền
  • Thay đổi nội tiết tố do mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai
  • Thuốc gây khô miệng
  • Các bệnh lý như hội chứng down…
  • Stress
  • Hút thuốc
  • Tiểu đường
  • Tuổi cao

Trong bệnh viêm quanh răng, lợi và các mô liên kết bị tụt xuống hình thành một túi làm tích tụ vi khuẩn. Theo thời gian, vi khuẩn gây viêm. Nếu lợi tụt xuống quá nhiều có thể dẫn đến tiêu xương, khiến răng bị lung lay hoặc rụng.

  • Chải răng sai cách.

Đánh răng thường xuyên là điều cần thiết để duy trì vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, sử dụng kỹ thuật đánh răng không đúng có thể gây ra tụt lợi .

  • Nghiến răng.

Một số người nghiến răng trên và dưới của họ khi ngủ. Động tác nghiến răng gây áp lực mạnh lên lợi, có thể khiến lợi bị tụt lại theo thời gian. Nghiến răng cũng có thể khiến răng lung lay. Ngoài ra, nghiến răng tạo ra các túi sâu giữa răng và lợi, nơi vi khuẩn có thể tích tụ. Những vi khuẩn này gây ra tình trạng viêm lợi và có thể làm cho tình trạng tụt lợi trở nên nặng thêm

  • Chấn thương.

Những va chạm trực tiếp đến mô lợi có thể khiến lợi bị tụt.

  • Khi bị ngã hoặc tai nạn khác
  • Trong các thủ thuật nha khoa
  • Đeo răng giả tháo lắp không chặt
  • Chơi các môn thể thao ….

Điều trị tụt lợi :

  1. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Việc bạn cần làm là :

  • Chải răng đúng cách , sử dụng chỉ tơ nha khoa đúng cách…
  • Thay đổi bàn chải đánh răng thường xuyên: sử dụng bàn chải đánh răng mềm, siêu mềm.
  • Tránh kem đánh răng mài mòn có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tụt lợi thêm
  • Khám và lấy cao răng định kì : Đến bác sĩ ít nhất hai lần một năm để kiểm tra và làm sạch có thể giúp điều trị tụt lợi.

 

 

  1. Lấy cao răng

Lấy cao răng là phương pháp điều trị tụt lợi đầu tiên mà bác sĩ có thể làm. Lấy cao sẽ giúp loại bỏ mảng bám và cao răng từ bên dưới đường viền lợi, nơi mà việc đánh răng thông thường không thể tiếp cận được. Sau khi lấy cao cần làm nhẵn chân răng, sẽ giúp lợi  gắn lại với răng.

  1. Phẫu thuật điều trị tụt lợi

Tuỳ thuộc tình trạng tụt lợi mà bác sĩ sẽ cân nhắc việc chỉ ghép mô mềm đơn thuần hay kết hợp cả ghép xương.

 

  • Nếu xương nâng đỡ răng của bạn đã bị phá hủy do tụt lợi, bạn nên thực hiện quy trình tái tạo xươngđã mất trước, sau đó thực hiện tái sinh mô mềm sau.
  • Ghép mô mềm:
  • Thường sử dụng mảnh mô liên kết được lấy ra từ vùng khẩu để che phủ phần chân răng bị lộ ra.

Dự phòng tụt lợi :

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt
  • Hạn chế hút thuốc lá
  • Dùng chỉ nha khoa thường xuyên
  • Chải răng và nhẹ nhàng dọc theo đường viền lợi hai lần mỗi ngày bằng bàn chải đánh răng lông mềm.
  • Thay bàn chải đánh răng ít nhất 2–4 tháng một lần
  • Thăm khám răng định kì