Hướng dẫn bài tập vận động hàm dưới

  1. Nếu trong cơn đau cấp : trong trường hợp đau khớp thái dương hàm xuất hiện đột ngột và tăng dần khi vận động hàm hoặc khi ăn nhai :
  • Tưởng tượng rằng bạn đang bị trật gân : điều trị chính là  « Nghỉ ngơi » hoàn toàn trong khoảng mười ngày :
  • Không nhai : chế độ ăn mềm tuyệt đối
  • Khi ngáp : cúi đầu xuống để tránh há lớn, khi ngáp tay có thể đỡ lấy cằm
  • Loại bỏ toàn bộ các thói quen xấu : nhai kẹo cao su, để lưỡi giữa các răng, cắn móng tay, cắn bút…..

 

  1. Tiếp theo, dần dần tập một chế độ ăn nhai bình thường và thực hiện tập vận động hàm dưới

 

  1. Tập vận động hàm dưới

Đối với một hệ thống cơ-khớp : VẬN ĐỘNG CHÍNH LÀ CUỘC SỐNG

MỤC TIÊU : Thực hiện những vận động sang bên của hàm dưới nhằm giải phóng hệ thống cơ-khớp và hoat hóa sự trao đổi dịch khớp (làm mới dịch khớp, bôi trơn khớp, giúp cho lớp sụn xơ mềm dẻo hơn).

 

HƯỚNG DẪN :

  • Không tìm kiếm các vận động há-ngậm
  • Nhả răng nhẹ nhàng, đưa cằm sang phải không há lớn thêm, về lại vị trí nghỉ, đưa cằm sang trái.

Thực hiện trước gương để dễ dàng định hướng vận động, chậm rãi, (nếu bạn có một máng nhai, sẽ tập các vận động này dễ dàng hơn).

  • Bắt đầu tập vận động hàm tăng dần :

Ø  ngày thứ nhất 1 vận động sang phải, sang trái : 5 lần trên ngày

Ø  ngày thứ hai 2 vận động sang phải, sang trái : 5 lần trên ngày

Ø  đến lúc bạn có thể thực hiện 10 vận động sang phải, sang trái : 5 lần trên ngày.

  • Không cần đưa hàm sang bên tới biên độ tối đa.
  • Sau giai đoạn luyện tập từ từ này, thực hiện 50 vận động trên ngày, tất cả các ngày.