CAO RĂNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN – TÁC HẠI VÀ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý !

I.CAO RĂNG LÀ GÌ?

 Cao răng hay còn gọi là vôi răng, là một chất lắng cặn cứng bám rất chắc vào bề lợi. Thành phần của cao răng gồm các muối vô cơ calcium carbonate, calcium phosphate, phối hợp với các cặn mềm là mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng, vi khuẩn, xác chết tế bào,…

 Có hai loại cao răng là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng huyết thanh hình thành khi cao răng thường gây viêm lợi. Vùng viêm tiết ra dịch viêm, gây chảy máu. Máu ngấm vào cao răng thường làm cao răng chuyển sang màu nâu đỏ hoặc đen, mảng cao răng này gọi là cao răng huyết thanh.

Quá trình hình thành cao răng: khoảng vài phút sau khi ăn, sẽ có một màng dính có nguồn gốc nước bọt bám quanh răng. Nếu không được làm sạch, các vi khuẩn sẽ kéo đến, do được cung cấp dinh dưỡng từ mảnh vụn thức ăn sau ăn, vi khuẩn sinh sôi phát triển, lớp màng bám này tích tụ dày lên tạo thành mảng bám. Khi mảng bám còn mềm, có thể làm sạch dễ dàng bàn cách đánh răng hoặc dùng chỉ tơ nha khoa. Nhưng khi tồn tạo lâu, các mảng bám vị vôi hóa, trở nên rất cứng, bám rất chặt vào bề mặt răng nên không thể làm sạch bằng cách biện pháp thông thường mà phải đến gặp nha sĩ để được lấy cao răng bằng các dụng cụ chuyên dụng.

 

II.TÁC HẠI CỦA CAO RĂNG.

Cao răng có rất nhiều tác hại đến răng:

  • Cao răng là nơi cư ngụ của nhiều vi khuẩn tạo acid gây hỏng men răng và gây sâu răng.
  • Độc tố từ vi khuẩn trong cao răng sẽ gây phản ứng viêm như viêm nha chu, tiêu xương ổ răng làm cho lợi mất chỗ bám, chân răng lộ ra, không được các tổ chức xung quanh bảo vệ, lâu dần sẽ dẫn đến răng lung lay hoặc mất răng.
  • Gây chảy máu lợi, sưng lợi, tụt lợi
  • Vi khuẩn trong cao răng thể gây ra các bệnh viêm nhiễm ở vùng miệng, họng như: viêm niêm mạc miệng, viêm amidan, viêm họng,…
  • Gây ê buốt khi ăn, khó khăn trong làm sạch răng. Vi khuẩn trong cao răng kết hợp với thức ăn sẽ sinh ra các sản phẩm phụ gây hôi miệng, cơ thể có mùi khó chịu tạo cảm giác tự ti khi giao tiếp.
  • Ảnh hưởng tới thẩm mỹ khi nói, cười vì cao răng có màu thường đậm hơn so với màu răng. Đặc biệt ở những người thường xuyên uống cà phê, hút thuốc lá, cao răng thường có màu đen.

III. NGUYÊN NHÂN

Có 3 nguyên nhân chính gây ra cao răng là:

  • Chế độ vệ sinh răng miệng kém: không đánh răng thường xuyên, đánh răng không đúng cách hoặc sử dụng bàn chải, kem đánh răng không phù hợp.
  • Không sử dụng chỉ nha khoa: việc đánh răng sẽ không làm sạch được hoàn toàn các cặn bã thức ăn trong kẽ răng, chân răng. Nếu được loại bỏ bằng chỉ nha khoa, lâu ngày các mảng cao răng sẽ xuất hiện.
  • Chế độ ăn uống nhiều đường, giàu tinh bột giúp tạo điều kiện hình thành mảng bám.

Những vấn đề cần lưu ý

Lấy cao răng là quá trình các bác sĩ sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng tác động để làm sạch các mảng bám ra khỏi thân răng và lợii. Lấy cao răng là một thủ thuật tương đối đơn giản trong nha khoa,thường không đau, không ảnh hưởng tới mô mềm hoặc men răng. Cao răng được làm sạch giúp loại bỏ đến 80% các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy răng,… Sau khi lấy cao răng, răng có thể sẽ có cảm giác ê buốt, đặc biệt là sau khi uống nước nóng hoặc lạnh. Cảm giác ê buốt này sẽ hết sau vài ngày.

Do những ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nên cao răng cần được làm sạch theo định kỳ:

  • Lấy cao răng 6 tháng/ lần  đối với các trường hợp vệ sinh răng miệng tốt, men răng tốt, cao răng ít.
  • Lấy cao răng 3-4 tháng/ lần đối với người vệ sinh răng miệng kém, uống thuốc lá, bia rượu, có men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám ở thân răng và nướu răng.
  • Với trẻ dưới 10 tuổi, trước khi lấy cao răng cần thăm khám trước và chọn biện pháp lấy cao răng nhẹ nhàng để tránh tác động đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

Không nên để đến khi đã hình thành cao răng, cao răng dày rồi mới lấy vì trong  thời gian kéo dài cao răng đã gây ra những thương tổn và hậu quả.

Chú ý vệ sinh răng miệng, thường xuyên đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa, chế độ ăn hợp lý, hạn chế rượu bia, cà phê, thuốc lá để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.White, D. J. (1997). Dental calculus: recent insights into occurrence, formation, prevention, removal and oral health effects of supragingival and subgingival deposits. European Journal of Oral Sciences, 105(5), 508–522. doi:10.1111/j.1600-0722.1997.tb00238.x

2.White, D. J. (1991). Processes contributing to the formation of dental calculus. Biofouling, 4(1-3), 209–218. doi:10.1080/08927019109378211 

3.Hazen, S. P. (1995). Supragingival dental calculus. Periodontology 2000, 8(1), 125–136. doi:10.1111/j.1600-0757.1995.tb00050.x 

4.Nozaki, K., Ebe, N., Yamashita, K., & Nagai, A. (2015). Tartar and Plaque Control. Mineral Scales and Deposits, 353–372. doi:10.1016/b978-0-444-63228-9.00013-9

5.A randomized controlled trial on the plaque-removing efficacy of a low-abrasive air-polishing system to improve oral health care.

BS Trần Khánh Linh