PGS.TS. Võ Trương Như Ngọc
BS. Lê Thị Nga
Chức năng bình thường của lưỡi rất quan trọng vì nhiều lý do. Trong số những tác dụng đó, lưỡi có giải phẫu bình thường cho phép trẻ có thể ngậm chặt vật như núm vú, bú hiệu quả, nó giúp trẻ phát triển giọng nói bình thường, giúp làm sạch thức ăn, cho phép thực hiện một động tác nuốt đầy đủ và nó cũng tạo cảm giác tuyệt vời khi ăn kem…
Dính lưỡi (Ankyloglossia) hay phanh lưỡi ngắn làm hạn chế cử động của lưỡi do sự hợp nhất hay dính giữa lưỡi và sàn miệng. Điều này là do phanh lưỡi quá ngắn hoặc vị trí bám của phanh lưỡi quá gần bờ tự do của lưỡi. Dính lưỡi sẽ dẫn đến hạn chế cử động của lưỡi (đưa lưỡi chạm vòm miệng, đưa lưỡi sang hai bên chạm vào má và các động tác như liếm môi, làm sạch răng…), ảnh hưởng tới phát âm (đặc biệt các âm r, t, l, ch…), ảnh hưởng tới chức năng nuốt, chức năng bú (làm cho trẻ sơ sinh khó bú và gây đau núm vú của mẹ) và còn làm lệch lạc răng và gây ảnh hưởng xấu tới mô nha chu của các răng cửa hàm dưới.
Một tình trạng tương tự và thường xuyên gặp trên lâm sàng đó là phanh môi bám thấp. Khi phanh môi bám bình thường sẽ giữ môi hòa hợp với sự phát triển của xương trong thời kỳ bào thai và đảm bảo sự ổn định của môi trên. Tuy nhiên, khi phanh môi bám thấp như bám tới nhú lợi hay quá nhú sẽ không chỉ ảnh hưởng tới môi và xương hàm mà nó còn gây ảnh hưởng tới mô nha chu vùng răng của trên ( như mất nhú lợi, co lợi, túi lợi), khó khăn trong việc vệ sinh và gây khe thưa răng cửa.
Để giải quyết hai tình trạng này có thể dùng phương pháp phẫu thuật cắt phanh bằng kéo/dao thường hoặc bằng dao điện hoặc bằng laser – một kỹ thuật tiên tiến đã và đang được thực hiện ởNha khoa Như Ngọc.
Có 3 phương pháp điều trị cắt phanh: kỹ thuật cắt phanh bằng kéo/dao thường, kỹ thuật cắt phanh bằng dao điện và kỹ thuật cắt phanh bằng laser, cả 3 phương pháp này đều đã được áp dụng trong điều trị ởNha khoa Như Ngọc, tuy nhiên tại sao chúng tôi khuyên cáo nên sử dụng kỹ thuật laser ?
Bởi vì một số ưu điểm vượt trội sau của kỹ thuật laser:
Thứ nhất, không đau hoặc cảm giác khó chịu rất nhẹ: một số trẻ còn ngủ trong khi thực hiện thủ thuật! Thậm chí không cần gây tê, tuy nhiên đối với những bệnh nhân quá bé, chúng tôi vẫn gây tê bề mặt để giảm thiểu tối đa sự khó chịu của trẻ.
Thứ hai, sau khi thực hiện thủ thuật cả ở người lớn và trẻ em đều có phản hồi là có cảm giác “căng” hay “cảm giác như có thức ăn hay vật gì” ở vị trị đã làm thủ thuật. Điều này thực ra là do tổ chức mô hạt phía trên vùng đã phẫu thuật. Trẻ thường phản hồi với chúng tôi về tình trạng này, nhưng chúng lại không cảm thấy đau hay khó chịu và chúng sẽ quen hoàn toàn với tình trạng này vài ngày sau phẫu thuật.
Thứ ba, không chảy máu hoặc chảy rất ít: máu được cầm dễ dàng và nhanh chóng do laser cường độ cao sẽ làm đông máu nhanh chóng, điều này giúp giảm sợ hãi và tăng tầm nhìn của phẫu trường.
Thứ tư, cuộc phẫu thuật diễn ra nhanh, giúp bệnh nhân an tâm thoải mái hơn.
Thứ năm, không nhiễm trùng hoặc nguy cơ nhiễm trùng rất thấp: laser có tiềm năng lớn trong khử trùng tại vị trị chạm vào và do không chảy máu hoặc chảy máu rất ít nên không tạo môi trường thuận lợi để nhiễm khuẩn.
Thứsáu,không cần phải đắp băng phẫu thuật sau khi cắt, tránh tạo cho bệnh nhân cảm giác khó chịu và khó vệ sinh sau phẫu thuật.
Thứ bảy, lành thương nhanh: laser kích thích tái tạo mô sinh học và lành thương.
Thứtám, cho phép kết quả đạt được là mô đẹp (không vết thương, không chảy máu vết thương), nguy cơ tái phát, dính lại hay mô sẹo được giảm thiểu nhiều seo với kỹ thuật cắt bằng dao thường. Tuy nhiên, vẫn có khả năng nối liền các mô đang lành thương với nhau, vì vậy sau phẫu thuật cần thực hiện các động tác theo hướng dẫn của bác sĩ. Trẻ nhỏ lành thương nhanh hơn người lớn, vì vậy các động tác tập luyện cần thực hiện thường xuyên hơn để tránh dính lại và cần thực hiện bài tập cho tới khi vùng tồn thương lành hoàn toàn và có màu sắc bình thường trở lại.
Như vậy, laser có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn kỹ thuật thông thường từ trong quá trình phẫu thuật cho đến lành thương và sau lành thương.
Vậy thực sự laser đã tác dụng như thế nào trên mô mà có thể mang lại tác dụng ưu việt như vậy?
Laser không cắt… có thể ví nó là “ sự bốc hơi” của mô. Như là hình ảnh một quả nho biến thành một quả nho khô. Hay nếu bạn có tế bào da chết xung quanh móng của bạn, bạn có thể dễ dàng lấy bỏ nó mà không đau hay chảy máu.
Ví dụ như laser CO2 là bức xạ ánh sáng trong miền hồng ngoại trung bình vào bước sóng ở khoảng 10.600 nm. Vì các phân tử nước hấp thu ánh sáng này rất mạnh nên năng lượng tia laser sẽ bị tiêu thụ ngay trên bề mặt nước. Tia laser không đi sâu vào được những khoảng không gian có chứa nước, nhưng với đường kính chùm tia rất nhỏ (< 0,2 mm) thì tia laser vẫn có thể làm cho mô bay hơi và qua đó sẽ cắt nó. Ngoài bước sóng, còn có những yếu tố khác ảnh hưởng tới đặc trưng của một tia laser, ví dụ như một tia sáng của laser CO2 không được làm nét sẽ hâm nóng mô trên diện tích rộng và làm nó teo lại. Nhưng một tia được làm nét sẽ tiếp xúc với một điểm chỉ một lần, thời gian cực kỳ ngắn nên mỗi chỗ chiếu xạ chỉ có rất ít mô được hóa hơi, nhưng điều đó lại xảy ra một cách đều đặn và có kiểm soát tại toàn bộ diện ta cần cắt. Bằng cách này các lớp niêm mạc được bóc ra khỏi bề mặt.
Laser neodymium-YAG cũng là bức xạ ánh sáng hồng ngoại gần với bước sóng 1.064nm, không bị hấp thu bởi nước do đó có thể đi xuyên và tác dụng nhiệt làm bay hơi và teo mô. Bước sóng của neodymium-YAG laser hấp dẫn màu sắc, do đó khả năng tán xạ ở mô mền nhiều màu sắc tăng lên gấp đôi so với khả năng hấp thụ của nó. Điều này lý tưởng cho cầm máu mao mạch, tĩnh mạch nhỏ.
Laser Erbium-YAG ở trạng thái rắn tạo ra ánh sáng bước sóng 2.940 nm – là bước sóng nằm trong phổ hấp phụ lớn nhất của nước nên Erbium-YAG bị hấp thu mạnh nhất bởi nước. Vì Erbium-YAG laser hấp thu trên tất cả các mô sinh học có chứa nước nên nó được chỉ định trên không chỉ mô mền (cắt niêm mạc lợi, cắt phanh môi – lưỡi) mà cả mô cứng ( điều trị sâu răng, tạo xoang trám).
Laser lưỡng cực (Diode laser) là một loại laser bán dẫn, phát ra bức xạ có bước sóng nằm trong khoảng 800 – 980 nm hấp thu kém trong nước nhưng lại hấp thu tốt trong hemoglobin và các chất tạo màu.Khả năng thâm nhập của laser lưỡng cực kém hơn so với Neodymium-YAG laser nhưng sinh nhiệt nhiều hơn nên cầm máu tốt hơn, đốt cháy trên bề mặt nhiều hơn. Vì vậy nó là loại laser phẫu thuật mô mền tốt nhất, chỉ định trong cắt, cầm máu lợi, cắt phanh.
Hơn nữa. Laser liều thấp (khoảng 2J/cm2) có tác dụng kích thích tăng sinh mô, trong khi cường độ cao ( khoảng 16J/cm2 ) lại có tác dụng kìm hãm. Laser liều thấp đã được chứng minh là kích thích sự chuyển dạng của các nguyên bào xơ cơ, đẩy mạnh quá trình co vết thương đặc biệt trong 24h đầu.
Do đó mà laser có những đặc tính ưu việt trong điều trị và hiện được ứng dụng rất đa dạng trong điều trị nha khoa đặc biệt trong cắt phanh môi, phanh lưỡi.
Kỹ thuật cắt phanh môi và phanh lưỡi bằng laser là như thế nào?
Cắt phanh môi bằng laser:
– Sát khuẩn tại chỗ không cần gây tê ( tuy nhiên chúng tôi vẫn gây tê bề mặt ở những bệnh nhân nhỏ tuổi để giảm thiều cảm giác khó chịu).
– Bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật, phụ tá sẽ được đeo kính chuyên biệt để bảo vệ niêm mạc mắt khỏi những bức xạ của laser.
– Phanh môi sẽ được kéo căng để bộc lộ rõ phạm vi của nó.
– Chùm laser hội tụ tiếp xúc với mô cần cắt bỏ.
– Mô đang được cắt sẽ được lau liên tục bằng gạc ẩm để chăm sóc mô bị cháy và ngăn ngừa sự phá hủy quá mức bởi nhiệt tới các mô mền bên dưới.
– Tiến hành chiếu tia cắt đến khi tất cả các sợi cơ bên dưới được cắt đi.
– Hoàn thiện không cần khâu vết thương hay đắp băng phẫu thuật.
Cắt phanh lưỡi bằng laser:
– Sát khuẩn tại chỗ không cần gây tê (tuy nhiên như ở phanh môi, chúng tôi thường vẫn sẽ gây tê bề mặt để giảm thiểu sự khó chịu cho bệnh nhân đặc biệt là trẻ nhỏ).
– Bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật, phụ tá sẽ được đeo kính chuyên biệt để bảo vệ niêm mạc mắt khỏi những bức xạ của laser.
– Bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt tay ở trán để giữ cho đầu nếu bệnh nhân nhỏ tuổi, phụ tá sẽ giữ cho hàm dưới mở ra và kéo môi dưới để bác sĩ phẫu thuật dễ dàng nhìn thấy phanh lưỡi, đôi khi có thể sử dụng thêm dụng cụ kéo lưỡi để giúp tiếp cận phanh lưỡi dễ dàng.
– Chùm laser được đặt ở giữa phanh và mô được cắt ở điểm xa nhất có thể, tránh xa sàn miệng trong suốt quá trình phẫu thuật vì sàn miệng rất giàu mạch máu và có tuyến nước bọt quan trọng.
– Mô mềm đang can thiệp được lau liên tục bằng gạc ẩm để chăm sóc mô bị cháy và ngăn ngừa sự phá hủy quá mức bởi nhiệt tới mô mền bên dưới.
– Tiến hành cắt đến khi lưỡi có thể cử động như bình thường, đưa phanh lưỡi về đúng giải phẫu.
– Hoàn thành phẫu thuật không cần khâu.
Cả 2 thủ thuật trên đều không gây đau hoặc cảm giác đau khó chịu rất ít, tuy nhiên các bác sĩ vẫn khuyến cáo cho bệnh nhân đặc biệt trẻ nhỏ nên dùng thuốc giảm đau loại nhẹ theo đơn ngay sau phẫu thuật.
Có những tai biến gì có thể xảy ra khi phẫu thuật cắt phanh môi – phanh lưỡi?
Đối với laser rất hiếm gặp.
Đối với dao thường hoặc dao điện thường gặp hơn.
Có thể gặp một số tai biến sau:
– Chảy máu nhiều: thường gặp trong phẫu thuật bằng dao mổ thông thường.
– Tái phát, lưỡi hoặc phanh môi bị dính trở lại: cần thực hiện các bài tập đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Một biến chứng nghiêm trọng đã từng gặp là tổn thương đường hô hấp trên trong phẫu thuật cắt phanh lưỡi bằng dao điện có gây mê.
– Một số trường hợp sau phẫu thuật cắt phanh lưỡi bệnh nhân bị rối loạn chức năng nuốt phát âm do bác sĩ không tiên lượng được case bệnh cần can thiệp cắt phanh và case bệnh không cần can thiệt hoặc trong quá trình cắt bác sĩ không tiên lượng đúng vị trí để dừng. Đối với Nha khoa Như Ngọc, luôn luôn có những bác sĩ giỏi chuyên môn, khám xét kỹ lưỡng và luôn đưa ra biện pháp can thiệp xác đáng.