Duy trì sau chỉnh nha

 

 

Xin chúc mừng bạn đã đạt được hàm răng đẹp sau quãng đường mà bạn và bác sĩ đã cố gắng cùng nhau!

Nha khoa Như Ngọc xin nhắc bạn một số điều như sau, để tránh chúng ta ngủ quên trên “chiến thắng” của mình nhé!

  1. Răng chúng ta luôn di chuyển

Bạn có biết rằng răng chúng ta di chuyển cả đời không, chúng không chỉ xảy ra ở người đã từng điều trị chỉnh nha nhé. Việc di chuyển răng đó bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

+ Quá trình lão hóa: Các răng có xu hướng di chuyển về phía gần, đặc biệt là các răng cửa hàm dưới, do vậy với bất kì ai, khi về già tình trạng chen chúc cũng sẽ nặng hơn.

+ Bệnh lý quanh răng: Vùng nha chu khỏe mạnh sẽ giúp răng vững ổn trên cung. Trên bệnh nhân có bệnh lý quanh răng không được điều trị, lợi, dây chằng và xương ổ răng ngày càng tổn thương gây kém ổn định cho răng.

+ Mất răng: Khi một răng bị mất đi, các răng bên cạnh và răng đối có xu hướng dịch chuyển về răng bị mất.

+ Nghiến răng: Nếu bạn phát hiện có nghiến chặt hoặc có tiếng nghiến răng, bạn cần nói với Bác sĩ về vấn đề này. (Tham khảo Phân tích khớp cắn)

+ Sau chỉnh nha: Lí do chính gây tái phát sau chỉnh nha là “trí nhớ” của mô quanh răng. Các mô này luôn có xu hướng trở về vị trí cũ, và cần khoảng thời gian nhất định để tổ chức lại (remodeling).

Vậy bạn có thể giữ kết quả sau chỉnh nha được không?

Câu trả lời của chúng ta là có. Và cần hàm duy trì (là khí cụ cá nhân được thiết kế) để giữ kết quả chỉnh nha được ổn định.

Tại Nha khoa Như Ngọc sử dụng khí cụ duy trì là máng nhựa trong suốt (clear plastic retainer), đây là máng được sản xuất vừa khít với các răng sau kết thúc dịch chuyển, do vậy chúng vừa vặn và giữ răng của bạn tránh dịch chuyển theo ba chiều trong không gian.

  1. Bạn cần đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Theo nghiên cứu trên chuột, dây chằng nha chu mất khoảng 232 ngày thì dây chằng mới được tổ chức lại, do vậy chúng ta cần tuân thủ đeo hàm duy trì ổn định, đặc biệt là thời gian một năm đầu tiên. Theo các lời khuyên được đưa ra từ các hiệp hội chỉnh nha cùng kinh nghiệm của các Bác sĩ tại Nha khoa Như Ngọc thì sau khi chỉnh nha, các bạn cần đeo hàm cả ngày (trừ khi ăn và vệ sinh răng miệng) ít nhất là 6 tháng đầu, sau đó có thể đeo buổi tối (theo chỉ định của bác sĩ)

Đeo hàm duy trì có thể có một chút khó chịu, nhưng sẽ không đáng gì so với cả quãng đường chỉnh nha.

  1. Khó chịu khi đeo hàm duy trì?

            Phát âm có thể bị ảnh hưởng trong thời gian đầu

Bạn cần tháo ra lắp vào, do đó có thể để quên hoặc có thể làm hỏng chúng.

  1. Nếu tôi quên đeo hàm duy trì và không đeo vừa thì phải làm sao?
  • Hãy liên hệ Nha khoa Như Ngọc để làm lại hàm duy trì tại thời điểm đó
  • Điều này không nên xảy ra vì răng bạn đã di chuyển và bạn mất thêm chi phí
  1. Tôi có nên đeo hàm duy trì nếu lợi bị sưng?

Nếu lợi bạn bị sưng, chảy máu cần đến Nha khoa để bác sĩ có thể điều trị cho bạn.

  1. Ngoài việc đeo hàm duy trì, tôi cần làm gì?
  • Vệ sinh răng miệng hiệu quả, vệ sinh hàm duy trì sạch sẽ
  • Giữ gìn hàm duy trì: để trong hộp đựng, tránh để mất. Nếu gãy hàm duy trì
  • Khám định kì để bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng ổn định sau chỉnh nha và tổn thương khác nếu có.

 

 

Bài báo tham khảo

https://orthopracticeus.com/ce-articles/retention-and-stability-the-bane-of-orthodontics/