ỨNG DỤNG KÍNH HIỂN VI TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI NHA

Điều trị nội nha là thủ thuật đòi hỏi sự chính xác cao. Hầu hết các thủ thuật nội nha đều tiến hành trong điều kiện không gian hẹp và tối. Trong thời đại công nghệ số, các nhà lâm sàng luôn cố gắng tìm các biện pháp cải thiện trường làm việc.

Lợi ích của kính hiển vi nha khoa

Để cải thiện trường làm việc đòi hỏi hai yếu tố là tăng độ phóng đại và khả năng chiếu sáng. Kính hiển vi và kính loupe được biết đến như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nha sỹ. Trong đó kính hiển vi có những ưu điểm vượt bậc hơn so với kính loupe. Kính hiển vi trên thị trường hiện nay có thể thay đổi độ phóng đại từ 4x-25x trong khi đó kính loupe chỉ có độ phóng đại từ 2.5x-6x.  Độ phóng đại được chia thành độ phóng đại thấp ( khoảng 2x-8x), độ phóng đại vừa (khoảng 8x-16x) và độ phóng đại cao (khoảng 16x-25x). Độ phóng đại thấp, vừa hoặc cao được lựa chọn cho từng bước khác nhau trong các thủ thuật nội nha phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Độ phóng đại thấp dùng để quan sát tổng thể trường làm việc. Độ phóng đại vừa dùng trong thủ thuật điều trị tủy hoặc phẫu thuật nội nha. Độ phóng đại cao sử dụng để xác định chi tiết các cấu trúc giải phẫu. Sử dụng kính hiển vi giúp tăng độ chính xác trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, sử dụng kính hiển vi cũng đòi hỏi các nhà lâm sàng cần luyện tập và kỹ năng.

Lịch sử của kính hiển vi trong nội nha

Việc sử dụng kính hiển vi trong nha khoa không còn là chủ đề mới. Vào đầu năm 1907, Bowles đã đề xuất sử dụng kính hiển vi trong nha khoa. Trong lĩnh vực nội nha, kính hiển vi được một số nhà lâm sàng sử dụng và sau đó được đưa vào chương trình đào tạo nội nha chuyên sâu tại Mỹ. Dựa trên hai nghiên cứu vào năm 1999 và 2008 đã chỉ ra tỷ lệ sử dụng kính hiện vi của các chuyên gia nội nha tăng từ 52{b4f0efd8c881c60736075880b613e269d75c3de1c8821cc3b60020402478951b} đến 90{b4f0efd8c881c60736075880b613e269d75c3de1c8821cc3b60020402478951b}. Hiện nay, tỷ lệ này vẫn đang tiếp tục tăng trong các lĩnh vực khác và trong giáo dục nha khoa.

Ứng dụng kính hiển vi trong nội nha không phẫu thuật

Đối với các nha lâm sàng, kính hiển vi là công cụ hỗ trợ trong chẩn đoán và điều trị. Kính hiển vi giúp xác định các lỗ sâu, chụp răng không đạt yêu cầu và rìa các mỗi hàn hoặc các đường nứt gãy (Hình 1).

Hình 1: Phát hiện lỗ sâu phía dưới rìa chụp, hình ảnh chụp dưới kính hiển vi độ phóng đại cao

Trong quá trình điều trị tủy, dưới kính hiển vi việc loại bỏ tổ chức sâu, mở tủy, xác định miệng lỗ ống tủy, các vị trí vứt gãy (Hình 2), điều trị các trường hợp nội tiêu trở nên dễ dàng hơn.

Hình 2: Phát hiện đường gãy ở phía gần ở răng hàm lớn thứ hai hàm trên bên trái

Độ phóng đại cao giúp định vị và tạo hình các ống tủy tắc hoặc canxi hóa, đoạn chia đôi ống tủy, loại bỏ các thành phần cản trở đường vào ống tủy như ngà răng, tổ chức canxi hóa, chất hàn , vật liệu hàn thừa như sealer, paste hoặc gutta-percha, côn bạc, vật liệu hàn carrier-based, chốt, dụng cụ gãy (Hình 4). Trong các thủ thuật nội nha không phẫu thuật, kính hiển vi giúp các nhà nội nha làm sạch vị trí thủng và hàn chính xác.

Hình 3: Răng hàm lớn thứ nhất hàm trên viêm tủy không hồi phục với 4 ống tủy sau khi tạo hình và hàn tủy

Hình 4a: Dụng cụ gãy trong ống ngoài gần 2 của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên bên trái (mũi tên).

Hình 4b: X-quang răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới có dụng cũ gãy nằm ở chân gần

Hình 4c: Loại bỏ dụng cụ gãy nằm trong ống gần ngoài bằng đầu siêu âm. Chú ý đặt côn gutta-percha vào ống gần trong để tránh mảnh gãy rơi vào ống tủy.

Hình 4d: X-quang kiểm tra sau khi đã loại bỏ dụng cụ gãy

Ứng dụng kính hiển vi trong phẫu thuật nội nha

Phẫu thuật nội nha đã sang một bước tiến mới nhờ vào ứng dụng của kính hiển vi. Nhiều năm trước đây, sử dụng mũi khoan và amalgam để hàn còn phổ biến. Tích hợp kính hiển vi vào quy trình điều trị kết hợp với việc sử dụng các đầu siêu âm và vật liệu sinh học đã giúp phát triển kỹ thuật cắt chóp. Tất cả các bước trong điều trị nội nha phẫu thuật được tiến hành dưới nhiều mức độ phóng đại khác nhau bao gồm lật vạt, mở xương, xác định vị trí chóp răng, cắt chóp, nạo bỏ mô viêm, quan sát phần chân răng còn lại (Hình 6), sửa soạn, hàn chóp răng và khâu. Kính hiển vi cũng hữu ích trong các trường hợp tiêu cổ răng, ngoại tiêu hoặc thủng thân, chân răng.

Hình 5: Phần chân răng của bên hàm trên bên trái còn lại sau khi cắt chóp được chụp dưới kính hiển vi độ phóng đại cao.

Kết luận

Kính hiển vi nha khoa là một phần không thể thiếu trong điều trị nội nha, đem lại sự chính xác cao dù bất cứ điều trị phẫu thuật hay không phẫu thuật. Một số bằng chứng đã chỉ ra rằng  điều trị nha khoa sử dụng kính hiển vi đem lại hiệu quả điều trị cao hơn so với điều trị bằng mắt thường hoặc kính phóng đại.